Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 3

Số lượt truy cập: 409435

PHẢN HỒI THẦN KINH (NEUROFEEDBACK) TRONG VIỆC TRỊ LIỆU CHỨNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ (INSOMNIA)

20/01/2022

Số lượt xem: 1263

PHẢN HỒI THẦN KINH (NEUROFEEDBACK) TRONG VIỆC TRỊ LIỆU

CHỨNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ (INSOMNIA)

* Đặc điểm của chứng rối loạn giấc ngủ Insomia
Có vô số lý do khiến trẻ  khó ngủ hoặc không  thể ngủ được vào ban đêm. Rối loạn thần kinh tâm thần, lo lắng, khó thở,… là những nguyên nhân phổ biến nhất.
 Khi căng thẳng thần kinh, não bộ không ngừng hoạt động với cường độ nhịp điệu sóng não cao bởi hoocmon Cortisol tiết ra khiến trẻ căng thẳng đến mức khó ngủ. Trẻ tự kỉ, tăng động giảm chú ý, rối loạn xử lí cảm giác… thường có mối liên hệ nhất định với chứng Insomnia
Trong trường hợp khó thở, nhịp hô hấp của người bệnh bị gián đoạn khiến não không nhận đủ oxy. Thiếu oxy não, não bộ tự phản xạ có điều kiện khiến cho giấc ngủ bị ngừng, trẻ tỉnh giấc giữa đêm.
Giấc ngủ cần thiết cho não bộ điều hành các cơ quan chức năng của cơ thể. Trẻ bị mắc chứng Insomia quá lâu, khả năng ghi nhớ, lưu trữ kí ức không được củng cố, não bộ đang không được nạp năng lượng không ngủ đủ giấc. Thiếu  ngủ do triệu chứng Insomia gây ra có thể rất nguy hiểm cho sức khỏe não bộ của trẻ.
 
* Nghiên cứu về trị liệu chứng Insomia bằng Neurofeedback
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, liệu pháp Phản hồi thần kinh (Neurofeedback) có tác động tích cực đối với chứng mất ngủ.
Nguyên nhân của chứng mất ngủ là do phản ứng của sóng alpha thấp, gián đoạn nhịp điệu alpha. Điều chỉnh giấc ngủ là điều chỉnh sóng alpha/theta ổn định. Neurofeedback có thể điều chỉnh não bộ tạo ra nhiều nhịp alpha hơn dẫn đến giấc ngủ tốt hơn. 
Chất lượng giấc ngủ tốt cho một não bộ khỏe mạnh.