Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 3

Số lượt truy cập: 408984

MỘT SỐ RỐI LOẠN XỬ LÍ GIÁC QUAN Ở TRẺ TỰ KỈ

14/01/2022

Số lượt xem: 2273

MỘT SỐ RỐI LOẠN XỬ LÍ GIÁC QUAN Ở TRẺ TỰ KỈ

* PHÂN THEO CÁC HÌNH THỨC CƠ THỂ XỬ LÍ CẢM GIÁC
 - Rối loạn điều chỉnh cảm giác (SMD): Trẻ khó khăn trong việc đưa ra phản ứng phù hợp với mức độ của kích thích. Hoặc phản ứng quá mức hoặc có thái độ cảnh giác với những vấn đề xảy ra xung quanh. 
 - Rối loạn vận động có liên quan đến cảm giác (SBMD): Loại rối loạn này xuất hiện khi thông tin cảm giác đầu vào của hệ thống thụ cảm và hệ tiền đình bị sai lệch hoặc xử lý không chính xác. Khi hệ thần kinh trung ương của trẻ có khó khăn trong việc sử dụng thông tin cảm giác từ những hệ trên, trẻ có thể mắc rối loạn phối hợp động tác – một dạng của SBMD khiến trẻ trở nên khó khăn trong việc thực hiện chuỗi hành động cần thiết để thực hiện điều trẻ muốn, chẳng hạn như bắt chước, chơi thể thao, đạp xe, hoặc trèo thang. Trẻ em bị chứng SBMD thường lóng ngóng, hay vô tình làm rơi vỡ đồ chơi, hoặc dẫm lên đồ vật. Nhóm trẻ này thường thích ngồi chơi các trò tưởng tượng hơn là thích vận động thể thao. Một dạng khác của rối loạn SBMD là rối loạn tư thế, khiến cho trẻ lúc nào cũng cảm thấy yếu ớt, dễ mệt mỏi, khó vận động hoặc không xác định được tay thuận.
- Rối loạn phân biệt cảm giác (SDD): Rối loạn này khiến trẻ khó phân biệt được những cảm giác giống nhau. Khả năng phân biệt đặc trưng bởi việc quá trình tiếp nhận thông tin từ các giác quan đưa tới và sẽ được hợp nhất, diễn giải, phân tích và kết hợp với toàn bộ dữ liệu chúng ta đã lưu trữ để sử dụng hiệu quả các thông tin tiếp nhận đó, cho phép chúng ta nhận biết tay đang cầm vật gì mà không cần nhìn, hay có thể dùng tay để tìm vật, hình dung ra cách viết trên một trang giấy, hoặc phân biệt được các chất liệu và mùi vị, nghe được cuộc trò chuyện của những người mà ta quan tâm dù xung quanh ồn ào. Rối loạn này có thể khiến cho trẻ trở nên mất tập trung, thiếu khả năng tổ chức và kết quả học tập tại trường bị sút kém.
* PHÂN THEO CÁC GIÁC QUAN 
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC 
     Trẻ khó chịu khi nhìn một số màu sắc hoặc ánh đèn tỏa sáng trong phòng, bực mình khi vào những nơi đông người hoặc chật hẹp. Ở trường học, trẻ bị rối loạn thị giác thường không thể suy luận và chọn đúng cấu phần của một hình ảnh hay bối cảnh nào đó, gặp trở ngại khi chơi những trò ráp nối thông thường.
    + Mức độ giảm: Các vật thể xuất hiện một cách khá tối tăm, hoặc mất một số nét; Thị giác trung tâm không rõ nét, nhưng thị giác ngoại vi rất tốt; Vật ở trung tâm được phóng đại, những vật ở cạnh viền bị mờ; Khả năng nhận thức về độ sâu rất kém, gặp vấn đề trong việc ném và bắt. 
    + Mức độ tăng: Hình ảnh bị bóp méo – các đồ vật và ánh sáng sáng sẽ xuất hiện, nhảy múa xung quanh; Hình ảnh bị phân mảnh; Dễ dàng và thích tập trung vào các chi tiết hơn là toàn bộ đồ vật; Khó ngủ vì quá nhạy cảm với ánh sáng; 
- RỐI LOẠN THÍNH GIÁC
     Trẻ không thích nghe tiếng con nít khóc, tiếng chó sủa, tiếng Cha mẹ, tiếng xe rít, hoặc khó chịu khi nghe người khác nhai đồ ăn trong miệng, nghe tiếng quạt trần, tiếng máy điều hòa không khí, và thường bịt tai, phản ứng mạnh khi nghe tiếng còi báo động, tiếng còi hú từ xe cứu thương, tiếng chuông trường, tiếng máy hút bụi, hoặc tiếng máy sấy, trẻ lo âu trong những môi trường náo nhiệt, không trả lời khi nghe người khác gọi tên, hoặc cúi mặt khi nghe những âm thanh mà người khác ít khi chú ý, chẳng hạn âm thanh rè rè phát ra từ đèn điện.
    + Mức độ giảm: Có thể chỉ nghe thấy âm thanh ở một bên tai, tai còn lại chỉ nghe được một phần âm thanh hoặc không nghe thấy gì; Có thể không nhận thức được một số âm thanh cụ thể; Có thể thích những nơi đông đúc, ồn ào hoặc tiếng đập cửa, đập đồ vật.
    + Mức độ tăng: Các tiếng ồn bị phóng đại và âm thanh bị bóp méo và trở nên rối trí; Có thể nghe thấy các cuộc nói chuyện ở khoảng cách xa; Không thể tách được âm thanh ra, luôn lẫn lộn giữa những tiếng ồn ở môi trường xung quanh, dẫn đến khó khăn trong việc tập trung vào một việc gì.
- RỐI LOẠN KHỨU GIÁC
     Trẻ thiếu sự nhạy cảm hoặc rất nhạy cảm với mùi thức ăn, mùi dầu thơm, mùi thuốc lá. 
   + Mức độ giảm: Một vài trẻ mất khả năng khứu giác và không thể nhận biết được các mùi đặc trưng (bao gồm cả mùi cơ thể của chính họ); Một số thường liếm đồ vật để cảm nhận vật đó là gì;
   + Mức độ tăng: Luôn cảm thấy các mùi đều quá mạnh, ngoài sức chịu đựng, gây ra một số vấn đề khi đi vệ sinh; Không thích người có mùi lạ, mùi dầu gội đầu, sữa tắm,…
- RỐI LOẠN VỊ GIÁC
     Trẻ bị rối loạn vị giác nhiều khi thích những đồ ăn quá chua hoặc có mùi nồng, hoặc chỉ thích những đồ ăn không màu vị, nhạt nhẽo. Một số trẻ không thể phân biệt các loại thức ăn khác nhau như thế nào, thích nhai, liếm những đồ vật không ăn được
    + Mức độ giảm: Thích những món ăn cay; Ăn hoặc đưa vào mồm những vật không ăn được như đá, đất cát, kính, kim loại,…
    + Mức độ tăng: Cảm thấy một số mùi vị và thực phẩm quá mạnh bởi vì khứu giác quá nhạy cảm. Có chế độ ăn rất hạn chế về các loại thực phẩm; Một số loại thực phẩm có thể gây cảm giác khó chịu – có thể chỉ ăn những thức ăn mềm như cháo hoặc kem; Một số trẻ tự kỷ còn tự giới hạn Cha mẹ thân chỉ ăn các đồ ăn nhạt hoặc thích các đồ ăn có mùi vị mạnh.
- RỐI LOẠN XÚC GIÁC
    + Mức độ giảm: Ôm chặt người khác – để có cảm giác tiếp xúc vật gì đó; Có khả năng chịu đau rất tốt; Có thể không cảm nhận được thức ăn ở trong miệng; Có thể tự làm đau bản thân; Thích các vật nặng (ví dụ như chăn nặng) đắp lên người; Nhai mọi thứ, kể cả quần áo và các thứ không ăn được;
    + Mức độ tăng: Việc chạm vào vật gì cũng là một việc có thể gây đau đớn hoặc khó chịu – trẻ có thể không thích được đụng chạm; Không thích cầm nắm đồ vật gì trên tay hoặc đi vào chân; Khó khăn trong việc chải đầu hoặc gội đầu vì đầu trẻ rất nhạy cảm; Cảm thấy khó chịu với kết cấu của 1 số loại thực phẩm; Chỉ chấp nhận một số ít các loại vải hoặc kết cấu nhất định.
- RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
    + Mức độ giảm: Khó khăn trong các hoạt động như thể thao, các hoạt động cần sự kiểm soát sự chuyển động cơ thể; Khó khăn trong việc dừng đột ngột hoặc trong một hoạt động; Say xe; Khó khăn với các hoạt động khi đầu không thẳng hoặc chân không chạm đất; 
- RỐI LOẠN CẢM NHẬN BẢN THỂ
      Hệ thống cảm nhận bản thể cho chúng ta biết cơ thể chúng ta ở đâu trong không gian, và cách các phần cơ thể khác nhau chuyển động như thế nào.
    - Mức độ giảm: Đứng quá gần vào người khác, trẻ không thể tính được khoảng cách đến người khác hay không nhận định được không gian cá nhân; Khó khăn trong việc di chuyển trong phòng và tránh các vật cản; Có thể đâm vào người khác.
 
LỜI KHUYÊN ĐỐI VỚI TỪNG RỒI LOẠN GIÁC QUAN
* THỊ GIÁC 
Bố mẹ/thầy cô có thể tạo ra một số thay đổi đối với môi trường. Ví dụ: giảm thiểu ánh sáng huỳnh quang, đưa cho trẻ kính râm, tạo một khu riêng biệt trong phòng để giảm bớt sự phân tán bằng hình ảnh hay sử dụng rèm làm tối.
* THÍNH GIÁC
Bố mẹ/thầy cô có thể giúp trẻ bằng cách sử dụng hỗ trợ giác quan để thúc đẩy các thông tin truyền tải bằng lời nói và đảm bảo rằng trẻ nhận thức được sự nhạy cảm giác quan ngưỡng thấp, giúp trẻ giao tiếp hiệu quả hơn. Bố mẹ/thầy cô cũng nên đảm bảo rằng những việc mà trẻ thích làm nằm trong hoạt động thời khóa biểu hàng ngày, để đáp ứng các nhu cầu về giác quan.
Bố mẹ/thầy cô cũng có thể giúp trẻ bằng cách:
            - Đóng cửa ra vào và cửa sổ lại để giảm các âm thanh ở bên ngoài vào.
            - Báo trước cho trẻ trước khi đi vào khu vực đông đúc ồn ào.
            - Đưa cho trẻ cái bịt tai và một bản nhạc để nghe.
            - Tạo ra một khu vực tách biệt có tấm chắn trong lớp học hoặc trong phòng, tránh trẻ  ngồi khu vực gần cửa và cửa sổ.
* KHỨU GIÁC
      Bố mẹ/thầy cô có thể giúp trẻ bằng cách tạo ra một thói quen hàng ngày xung quanh hoạt động tắm giặt và sử dụng các sản phẩm có mùi mạnh để làm xao lãng trẻ khỏi những kích thích khứu giác mạnh không phù hợp (ví dụ như phân).
       Có thể sử dụng những chất tẩy hoặc dầu gội đầu không mùi, tránh xịt nước hoa và tạo một môi trường càng ít mùi nhất càng tốt.
* VỊ GIÁC
      Bố mẹ/thầy cô có thể giúp trẻ bằng cách:
            - Đưa cho trẻ các vật thay thế có cùng kết cấu, ví dụ như thạch, hoặc  bột ngô và nước. (thay cho đất cát)
             - Đưa cho trẻ những ống hút hoặc kẹo cứng để nhai (thay vì các đồ cứng)
             - Thông báo với trẻ khi chuẩn bị chạm vào trẻ và luôn tiến đến từ phía trước.
             - Thay đổi loại kết cấu thức ăn.
* XÚC GIÁC
             - Giới thiệu từ từ những loại kết cấu khác nhau và đưa từ từ lên miệng của trẻ, ví dụ như vải flannel, bàn chải đánh răng và một số loại thức ăn khác nhau.
             - Cho phép trẻ tự hoàn thành hoạt động của chúng. Ví dụ như chải tóc và gội đầu để trẻ có thể làm những gì mà trẻ cảm thấy dễ chịu.
             - Mặc trái quần áo để đảm bảo cơ thể không tiếp xúc đường may, cắt bỏ tất cả các nhãn mác quần áo.
             - Cho phép trẻ mặc quần áo mà trẻ cảm thấy dễ chịu.
* TIỀN ĐÌNH
      Bố mẹ/thầy cô có thể khuyến khích các hoạt động giúp phát triển hệ thống tiền đình. Điều này bao gồm việc cưỡi ngựa, chơi đu quay, đi ngựa gỗ, bập bênh, bắt bóng hoặc luyện tập đi lên các bậc hoặc lề đường.
      Bố mẹ/thầy cô có thể giúp trẻ bằng cách chia nhỏ các hoạt động thành các bước nhỏ và hướng dẫn trực quan.
* CẢM NHẬN BẢN THỂ
           - Đặt đồ đạc ở các góc phòng, khiến cho việc đi lại trong phòng được dễ dàng hơn
           - Sử dụng chăn dày để đắp tạo sức nặng lên cơ thể.
           - Tạo các miếng dán màu sắc ở trên sàn nhà để chỉ ranh giới, giúp cho việc đi lại dễ dàng hơn.
           - Sử dụng quy tắc chiều dài cánh tay để định vị không gian bản thân. Ví dụ: luôn giữ khoảng cách một cánh tay với người khác.
           - Tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng vận động tinh cho trẻ.
* LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG
      Trẻ quá nhạy cảm với mùi vị thường thích những món ăn nhạt nhẽo và không thích bất cứ thứ gì cay hoặc nhiều hương vị. Trẻ nhạy cảm với cả kết cấu của thức ăn, một món ăn quá đặc, quá nhuyễn mịn, hoặc quá thô, lợn cợn sẽ khiến trẻ mất hứng thú và không muốn ăn. Trẻ quá nhạy cảm với mùi sẽ ghét những món ăn đậm mùi. Do đó, trẻ thường kén ăn, biếng ăn và chế độ ăn thiếu sự đa dạng, linh hoạt. Ví dụ: trẻ không thích ăn rau, không thích ăn hoa quả, do đó bị thiếu chất xơ và vitamin, dẫn đến táo bón. Một số trẻ lại không thích ăn cá, dẫn đến thiếu hụt axit béo, Omega 3,…Vì vậy, nhóm trẻ tự kỷ luôn cần sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng để bù lại thực đơn quá đơn giản, sơ sài thường ngày.