Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1

Số lượt truy cập: 400093

VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP ĐỐI VỚI TƯ DUY VÀ HỌC TẬP

21/07/2020

Số lượt xem: 1575

VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP ĐỐI VỚI HỌC TẬP VÀ TƯ DUY

 

          Trẻ giao tiếp để nhận biết thế giới xung quanh, để xây dựng quan hệ với người khác, để thể hiện bản thân và suy nghĩ cũng nhu phát triển tư duy của mình. Nếu không có một hình thức giao tiếp nào đó, trẻ điếc không thể phát triển toàn diện trí tuệ hoặc khả năng của mình. Càng có khả năng học ngôn ngữ trẻ càng có thể hiểu được nhiều về thế giới xung quanh, suy nghĩ và lập kế hoạch cũng như tạo các mối quan hệ với mọi người.

 

               

Hình ảnh: Trẻ giao tiếp (Nguồn internet)

          Giao tiếp được diễn ra khi ta hiểu những gì người khác nói và phản ứng lại, và khi ta diễn đạt để người khác hiểu những suy nghĩ, nhu cầu và cảm xúc của mình. Trẻ điếc có thể nhìn thấy mọi người đang nói nhưng lại không hiểu họ nói cái gì. Nhiều trẻ điếc lớn lên mà không thể học hoặc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người xung quanh mình. Do đó trẻ điếc cần được giúp đỡ từ sớm, người điếc trong cộng đồng có thể dạy ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ. 

          Tất cả trẻ đều có thể học giao tiếp. Dù với mức độ thính lực khác nhau, trẻ vẫn có thể giao tiếp bằng cách sử dụng cử chỉ, kí hiệu gia đình, ngôn ngữ kí hiệu hoàn chỉnh, đọc hình miệng và nói. Một số trẻ dù nghe được ít cũng sẽ có thể nói và đọc hình miệng. Những trẻ khác giao tiếp hiệu quả nhất bằng cách ra dấu tay. Cũng như trẻ bình thường học ngôn ngữ nói, trẻ điếc càng nhỏ học ngôn ngữ kí hiệu càng dễ và tự nhiên.