Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 14

Số lượt truy cập: 400736

RỐI LOẠN GIÁC QUAN TIỀN ĐÌNH Ở TRẺ TỰ KỶ

28/09/2022

Số lượt xem: 2208

RỐI LOẠN GIÁC QUAN TIỀN ĐÌNH Ở TRẺ TỰ KỈ

Tiền đình là gì? 
     - Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. 
     - Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình... Tiền đình còn có vai trò định hướng không gian.
Rối loạn tiền đình là gì?
     - Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8/ hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương, hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, chóng mặt, quay cuồng,
     - Rối loạn chức năng tiền đình khiến trẻ có thể quá nhạy cảm với kích thích, phản ứng sợ hãi với các hoạt động vận động thông thường, hoặc trẻ có thể tìm kiếm những cảm giác mạnh trong vận động,…
 
MỘT SỐ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH Ở TRẺ TỰ KỶ
👉 TRẺ CÓ HÀNH VI LUÔN TÌM KIẾM CẢM GIÁC DI CHUYỂN:
      ☀️ Di chuyển liên tục và có nhiều năng lượng 
      ☀️ Quay tròn, nhún và chạy nhảy
      ☀️ Đưa người về phía trước hoặc phía sau
      ☀️ Leo trèo
👉 TRẺ GẶP KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÚNG CHỨC NĂNG:
     ☀️ Khó khăn khi phải thực hiện các hoạt động tại bàn: ngồi trong lớp, ngồi ăn
     ☀️ Khả năng tập trung chú ý kém
     ☀️ Khó khăn khi thực hiện các động tác vận động thô: tung, ném, bắt bóng
     ☀️ Không nhận thức được nguy hiểm và không sợ độ cao
     ☀️ Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc
     ☀️ Ngồi lâu một chỗ và có vẻ thụ động
     ☀️ Khó khăn trong việc cúi xuống hoặc đứng lên: như đi cất tất hoặc giầy
     ☀️ Di chuyển cơ thể theo một kiểu nhất định giống như rô bốt
     ☀️ Khó khăn trong các hoạt động vận động thô
     ☀️ Khó khăn khi mặc đồ
     ☀️ Khó khăn khi leo cầu thang hoặc một số các hoạt động: bập bênh, cầu trượt, xích đu
     ☀️ Không thích tham gia hoặc né tránh các hoạt động hay các trò chơi
     ☀️ Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc
     ☀️ Thích giữ một tư thế nhất định, ví dụ như thấy khó chịu khi bắt buộc phải đứng lên sau khi ngồi yên.
     ☀️ Thích bị treo ngược cành cây
     ☀️ Không muốn nhấc bàn chân khỏi mặt đất
     ☀️ Không thích chơi những trò mạnh mẽ
     ☀️ Cảm thấy khó chịu khi đi ô tô
     ☀️ Cảm thấy bối rối khó chịu khi phải vươn người ra trước.
     ☀️.... 
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐIỀU HOÀ GIÁC QUAN TIỀN ĐÌNH CHO TRẺ TỰ KỶ
 🍁 Cho trẻ di chuyển trong lớp theo những cách như : đi giật lùi, đi sang 2 phía, nhảy lò cò và bò.
 🍁 Cho trẻ di chuyển theo những hướng khác nhau bằng những cách thức khác nhau giúp phát triển thăng bằng động và tĩnh.
 🍁 Cho trẻ ngồi ghế chữ T hay bóng trị liệu (therapy ball)
 🍁 Khuyễn khích tham gia vào việc hoạt động cơ thể như lắc lư thân mình, đu đưa, lăn tròn hoặc nhảy.
 🍁 Khuyến khích điều chỉnh nhiều tư thế khác nhau thông qua những hoạt động
 🍁 Nắn bóp các khớp khác nhau để gây áp lực lên cơ thể
 🍁 Nhẹ nhàng lắc lư hoặc đu đưa trẻ
 🍁 Nhún nhẩy trên đùi bố mẹ hoặc trên bóng
 🍁 Đung đưa trong khăn tắm hoặc chăn
 🍁 Vận động theo bài hát
 🍁 Dành thời gian chơi ở sân chơi
 🍁 Nhảy
 🍁Chạy, đi bộ, cuộn người
 🍁 Vượt các chướng ngại vật trên đường mà trẻ di chuyển
 🍁 Chơi các trò chơi phải cúi đầu xuống
 🍁 Quay tròn trên ghế
 🍁 Đua xe cút kít
 🍁 Nhào lộn
 🍁 Cho trẻ nằm úp bụng xuống dưới sàn khi thực hiện các hoạt động chơi để nhận được các thông tin cảm giác từ bụng
  🍁 Bắt chước dáng đi của con vật
  🍁 Thường xuyên cho trẻ khoảng thời gian nghỉ để không bị quá tải
  🍁 Đặt đệm ở dưới ghế hoặc dưới chân của trẻ
  🍁 Chắc chắn rằng chân của trẻ được đặt một cách thoải mái.
 
GỢI Ý MỘT SỐ THIẾT BỊ, ĐỒ CHƠI GIÚP ĐIỀU HOÀ RỐI LOẠN GIÁC QUAN TIỀN ĐÌNH CHO TRẺ TỰ KỶ
- Ván thăng bằng, cầu thăng bằng, sàn nhún;
- Xe đạp; 
- Bóng gai yoga, bóng gai tích hợp yoga, bóng yoga củ lạc...;
- Bóng gai, cầu gai, bóng nhún tai thỏ có gai,...;
- Ống chui thẳng, ống chui 4 đầu;
- Túi treo;
- Ghép vòng đa năng;
- Massage chân gỗ màu, thảm đen trắng, thảm gai nhiều màu, gai hoa cúc;
- Vận động tích hợp, bộ vận động tổng hợp 114 chi tiết;
- Leo núi;
- Cốc đi bộ, thìa trứng;
- Con đường cảm giác 12 cấp độ và nhiều các vật dụng khác.

 

Nguồn: Nha Sach Tu Ky