Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 70

Số lượt truy cập: 483197

RỐI LOẠN CẢM GIÁC Ở TRẺ TỰ KỈ

23/04/2021

Số lượt xem: 2423

RỐI LOẠN CẢM GIÁC Ở TRẺ TỰ KỈ

RỐI LOẠN ĐIỀU CHỈNH CẢM GIÁC (SMD)

Trẻ khó khăn trong việc đưa ra phản ứng phù hợp với mức độ của kích thích.

Rối loạn này bao gồm:

- Tình trạng phản ứng quá mức khiến trẻ cảm thấy cảnh giác hơn người bình thường, trẻ cảm nhận âm thanh và các kích thích khác nhạy hơn nhiều so với trẻ bình thường.

RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CẢM GIÁC

(SBMD)

Rối loạn xuất hiện khi thông tin cảm giác đầu vào của hệ cảm thụ bản thân và hệ tiền đình bị sai lệch hoặc xử lý không chính xác. Hệ cảm thụ bản thân cho biết rõ bộ phận cơ thể nào đang chuyển động như thế nào. Hệ tiền đình cho biết cơ thể đang ở trạng thái nghiêng hay thăng bằng.

Khi hệ thần kinh trung ương của trẻ có khó khăn trong việc sử dụng thông tin cảm giác từ những hệ trên, trẻ có thể mắc Rối loạn phối hợp động tác – một dạng của SBMD khiến trẻ trở nên khó khăn trong việc thực hiện chuỗi hành động cần thiết để thực hiện điều trẻ muốn, chẳng hạn như bắt chước, chơi thể thao, đạp xe, hoặc trèo thang. Trẻ em bị chứng SBMD thường lóng ngóng, hay vô tình làm rơi vỡ đồ chơi, hoặc dẫm lên đồ vật. Những trẻ này thường thích ngồi chơi các trò tưởng tượng hơn là thích vận động.

Một dạng khác của rối loạn SBMD là rối loạn tư thế, khiến cho trẻ lúc nào cũng cảm thấy yếu ớt, dễ mệt mỏi và không định hình rõ tay thuận hay khó vận động qua đường giữa thân.

RỐI LOẠN PHÂN BIỆT CẢM GIÁC (SDD)

Rối loạn này khiến cho trẻ khó phân biệt được những cảm giác giống nhau. Khả năng Phân biệt cảm giác là quá trình tiếp nhận thông tin từ các giác quan đưa tới và sẽ được hợp nhất, diễn giải, phân tích và kết hợp với toàn bộ dữ liệu đã lưu trữ để sử dụng hiệu quả các thông tin tiếp nhận đó.

Điều này cho phép nhận biết tay đang cầm vật gì mà không cần nhìn, hay có thể dùng tay sờ để tìm vật, hoặc hình dung ra cách viết trên một trang giấy, hoặc cho phép phân biệt được các chất liệu và mùi vị, và nghe được cuộc trò chuyện dù xung quanh ồn ào. Rối loạn này có thể khiến cho trẻ trở nên mất tập trung, thiếu khả năng tổ chức và kết quả học tập tại trường bị sút kém.

Rối loạn cảm giác được coi là một phổ rộng và khác biệt ở từng trẻ giống như vân tay vậy. Điều này cũng giống như tình trạng tự kỷ hay tăng động kém chú ý ở mỗi trẻ đều mang tính cá biệt không trẻ nào giống trẻ nào.