Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 9

Số lượt truy cập: 458049

Những bài tập và liệu pháp giúp trẻ chậm nói phát triển khả năng nói nhanh

14/09/2017

Số lượt xem: 11319

Những bài tập và liệu pháp giúp trẻ chậm nói phát triển khả năng nói nhanh

Khi đã xác định bé chậm nói, thì những bài tập và liệu pháp đơn giản giúp bé sẽ rất cần thiết đề giúp bé nhanh chóng phát triển khả năng phản xạ nói. Mời các bạn tham khảo chi tiết hơn qua bài viết sau đây

 

Giải đáp của bác sĩ về bệnh chậm nói của trẻ đã 3 tuổi

Hỏi: Xin Bác sĩ tư vấn cho em các bài tập dành cho trẻ 3 tuổi chậm nói. Xin cảm ơn!

Trả lời:
Thân chào bạn,
Theo như lời bạn kể thì con của bạn đã 3 tuổi nhưng chậm nói.
Bình thường trẻ 3 tuổi thường nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Trẻ có thể tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản. Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không. Sau giai đoạn này trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.
Có nhiều nguyên nhân làm trẻ chậm nói. Có thể xếp nguyên nhân làm trẻ chậm nói thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý.Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy ở não(não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…). Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê, ít nói chuyện với trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Những biểu hiện bất thường về chậm nói ở trẻ 3 tuổi: Không hiểu ngôn ngữ bằng những bé cùng tuổi khác,không đặt câu hỏi, không biết hoặc không làm theo những chỉ dẫn đơn giản, không thể kể tên các sự vật thông thường, không nói được những cụm từ ngắn, không thể hiện sự quan tâm khi được chơi chung với các bé khác, cảm thấy khó khăn khi phải rời khỏi mẹ hoặc người thân, không thể hát vài vần điệu quen thuộc hoặc các bài hát ngắn ở tuổi lên 3.
Ảnh hưởng của việc trẻ chậm nói: trẻ chậm nói sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng như trẻ kém tự tin trong giao tiếp, khó biết cách bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình có thể dẫn đến những bực tức, ức chế về tâm lý và có thể gây nên những thất bại trong trường học.
Bạn có thể làm gì để giúp trẻ biết nói:
Trước hết bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bên cạnh đó bạn nên làm 1 bảng tăng trưởng ngôn ngữ cho bé ( số từ bé nói được, số từ có nghĩa ? bé có biết đặt câu hỏi ngắn hoàn chỉnh không ? Người ngoài có thể hiểu bé nói gì hay không?)
Các Bác sĩ có thể thăm khám và can thiệp ở các mức độ sau: huớng dẫn cho bạn các giao tiếp thông qua đồ chơi hoặc các hoạt động giải trí khác, khuyến khích bạn đưa bé đi mẫu giáo như bình thường nhưng nên phối hợp với cô giáo trong trường để giúp thúc đẩy ngôn ngữ của bé. Nếu bé không tiến bộ, bạn nên gửi bé vào các cơ sở điều trị để can thiệp về ngôn ngữ cho bé. Các Bác sĩ có thể khám và chữa trị các vấn đề trục trặc về sức khỏe, tâm lý gây cản trở cho việc phát triển ngôn ngữ của bé.
Ngoài ra, bạn nên giành thật nhiều thời gian để nói chuyện với con, hát và bắt chước các âm thanh cử chỉ.
Khi bạn nghêu nghao ca hát hoặc hát cho con nghe để khuyến khích trẻ tham gia vào cũng là một hoạt động kích thích trẻ nói chuyện. Bạn đọc cho trẻ nghe những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước , chỉ cho trẻ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng
Bạn hãy tận dụng các tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Hàng ngày, cùng bé gọi tên các thức ăn, tên các đồ vật xung quanh nhà, các hiện tượng thiên nhiên ngoài trời, đặt câu hỏi cho bé trả lời. Động viên trẻ để trẻ mạnh dạn nói như “tốt lắm, con nói giỏi lắm” . Bạn cũng cần hạn chế cho trẻ xem ti vi. Việc xem ti vi sẽ lấy mất đi cơ hội để trẻ tham gia những họat động vui chơi khác và trẻ chỉ giao tiếp 1 chiều. Bằng các biện pháp trên, hi vọng sẽ giúp bạn dạy bé tập nói thành công.
Chúc cháu luôn khỏe va nói được sớm

Những bài tập Giúp bé phát triển khả năng nói với bé chậm nói

Nếu bé chưa đạt được các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì khả năng nói sẽ rất khó khăn, cho dù trẻ có nói được thì đó chỉ là những âm thanh vô nghĩa, không đúng với ngữ cảnh và độ hiểu ngôn ngữ sẽ không đạt.Khi trẻ đã hiểu, đã được dạy các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì trẻ có thể nói đúng theo ngữ cảnh, hiểu được ngôn ngữ và phát ra âm đúng.

Chính vì vậy các “Kỹ năng của tiền lời nói” rất quan trọng.

Một vài tiêu chí “Kỹ năng của tiền lời nói”:

– Giao tiếp mắt.

– Chú ý liên kết.

– Sử dụng ngón trỏ.

– Kiểm soát hơi thở.

– Bắt chước.

– Sự luân phiên.

– Vui chơi – tương tác – tạo cảm xúc – xúc giác.

Một số bài tập, trò chơi áp dụng các “Kỹ năng của tiền lời nói”.

I. Giao tiếp bằng mắt:

1. Đáp lại khi gọi tên: ngồi trên ghế ngang với bé, gọi tên bé => đưa đồ chơi ngang tầm mắt mình, gọi tên bé=> bé nhìn vào mắt mình mới cho bé đồ chơi. Làm nhiều lần với nhiều đồ chơi khác nhau.

2. Trong 5 giây, nhắc lại bước 1 nhưng kéo dài thời gian trong 5 giây rồi mới đưa đồ chơi cho bé.

3. Vỗ mũi bé rồi vỗ mũi mình => để bé nhìn minh, tư tương tự vỗ miệng, vỗ trán.

4. Khi bé có sự giao tiếp từ 1=>5 giây, hãy gợi ý cho bé bằng lời “nhìn”.

5. Chơi trò chơi mặt hề trong gương-> bé có thể thiết lập tiếp xúc mặt với bạn trong gương.

II. Bài tập – Chú ý liên kết mắt:

1. Chỉ vào đồ chơi mà bé thích và nói “nhìn” có thể quay đầu bé về phía đồ chơi cho bé nhìn-> cho bé chơi đồ chơi-> làm nhiều lần cho bé nhìn xuống đồ chơi.

2. Cầm 1 đồ chơi và nói “nhìn”-> bé phải nhìn bạn rồi nhìn đồ chơi. Yêu cầu bé nhìn mình rồi nhìn xuống đồ chơi.

3. Thổi bong bóng xà bông rồi nói “nhìn” để bé nhìn theo bong bóng. Thổi bong bóng nửa khi bé nhìn mình, lặp lại từ “nhìn” và chỉ.

4. Thổi bong bóng và thả bong bóng bay, nói bé “nhìn” cho bé nhìn theo bóng bay.

5. Khi một người nào đó bước và phòng, chỉ và nói bé “nhìn”.

III. Sử dụng ngón tay trỏ:

1. Trò chơi chi chi chành chành.

2. Trò chơi ấn phím đàn.

3. Dùng ngón tay trỏ chỉ vào các hình ảnh con vật, đồ dùng, sơ đồ cơ thể…

-> đồng thời cung cấp từ cho trẻ.

=> Dấu hiệu để trẻ nói được là sử dụng ngón tay trỏ, tuy trẻ chưa nói được nhưng đã có biểu hiện hiểu ngôn ngữ không lời.

VD: Hỏi ba đâu?

Trẻ : (không nói) nhưng chỉ vào ba -> trẻ đã hiểu được ba và thể hiện được ngôn ngữ không lời là hành vi chỉ ngón tay trỏ => thì giai đoạn để trẻ phát ra được âm “ba” là rất gần.

Tương tự cho tất cả các danh từ đồ vật quen thuộc trong nhà.

IV. Kiểm soát hơn thở:

1. Thổi bong bóng bằng nước xà phòng.

2. Thổi bông gòn bay.

3. Thổi con hạc giấy treo lơ lửng.

4. Thổi con tàu bằng giấy trên nước.

5. Thổi còi, kèn…

V. Bắt chước:

1. Bắt chước các khuôn mặt và âm thanh: làm những mặt vui vẻ trước gương và phát ra những âm vui nhộn: Aaaa, Uuuu, Maaama, Baaaa.

2. Tiếng kêu của các con vật: mèo: meomeo, gà gáy ooo, bò kêu: um bò, gà con chíp chíp=> nếu bé có phát ra tiếng nào dù không đúng nhưng ta cũng phải bắt chước bé làm theo=> tạo sự bắt chước và hợp tác

3. Bắt chước tác động với đồ vật: để 3 vật: 2 xe lửa, 2 ca nhựa, 2 cây lược=> nên để bé làm trước rồi mình bắc chước bé làm.

4. Bắt chước động tác với đồ vật có ý thức phân biệt.

Cái muỗng bỏ vào cái chén . Bút màu bỏ vào hộp

5. Bắt chước các động tác bằng bàn tay: vỗ tay, vỗ đầu, vỗ tay lên bàn.

VI. Sự luân phiên:

1. Thay đồ chơi khác nhau: đưa 1 đồ chơi, để cho bé chơi trong chốc lát. Sau đó hãy tỏ ý muốn đưa cho bé đồ chơi kia. Đưa đồ chơi cho bé khi bé trả lại đồ chơi ban đầu=> giú bé học cách đưa và nhận.

2. Banh và túi cát: ngồi đối diện với bé và ném banh, túi cát=> trẻ ném lại.

3.Những chiếc xe lửa:luôn phiên lăn xe lửa về phía người đói diện.

4. Dùng xe hơi và cầu trượt nói để gợi ý cho bé “sẵn sàn, chuẩn bị, chạy”-> và nói: tới phiên con, tới phiên cô.

5. Chơi đồ chơi khối xây dựng-> nhớ nói tới phiên con, tới phiên mẹ…

->xây cao rồi cho bé làm sụp đổ.

6. Nhặt sỏi bỏ vào chai nước-> nhớ nói tới phiên con, tới phiên mẹ…

7. Chơi luân phiên xếp chồng- xếp nối tiếp, trên những khối gỗ.

VII. Vui chơi- Tương tác- Tạo cảm xúc, xúc giác

Dành thời gian chơi cùng bé, chơi những trò chơi tương tác tiếp xúc với da , cảm giác xúc giác, giao tiếp mắt, cường độ lời nói trong từng trò chơi. Những yều tố này sẽ góp phần làm cho trẻ chú ý và là cầu nối cho sự tương tác giữa bé và gia đình.

Vd: Trò chơi ú à, kéo cưa lừa sẻ, tung hứng, các trò chơi vận động, các trò chơi thư giản …..

Những liệu pháp giúp trẻ chậm nói lấy lại tự tin, nói nhanh hơn, lành mạch hơn

“Liều thuốc” từ sự tương tác

Chị Thanh – ngụ ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM lo lắng: “Con tôi đã gần 2 tuổi mà nói được chỉ vài từ. Vợ chồng tôi đi làm suốt, phải nhờ ông bà nội chăm sóc cháu. Mấy ngày nay, gia đình tôi thuê cô giáo đến nhà tập nói, nhưng cháu không tiến bộ bao nhiêu. Vợ chồng tôi đang tìm trường chuyên biệt để gửi cháu vào đó”. Một phụ nữ lớn tuổi rầu rĩ kể: “Cái gì cháu nội tôi cũng hiểu nhưng không nói được, chỉ biết chào và nói “bai-bai”. Những khi cháu không đồng ý điều gì thì cắn đồ, cắn tay và đập đầu xuống đất…”.

Rất nhiều thắc mắc của phụ huynh được nêu ra tại buổi nói chuyện “Khi trẻ chậm nói” diễn ra tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM vào cuối tháng 11. Tại đây, bác sĩ (BS) Nguyễn Minh Tiến – Chi hội Trăng Non thuộc Hội Khoa học tâm lý, giáo dục TP.HCM chia sẻ: “Nhiều cặp vợ chồng bận rộn suốt nên đã giao khoán việc dạy con cho ông bà nội/ngoại. Do lớn tuổi, lại có những mối quan tâm khác nên ông bà ít nói chuyện với đứa trẻ“. “Ngôn ngữ trẻ không tự nhiên mà có. Nó chỉ xuất hiện khi có sự tương tác với người lớn. Tức là, thông qua tiếp xúc với thế giới xung quanh, trẻ phát triển được trí khôn, sự nhận thức” – BS Tiến khẳng định. Ông cảnh báo: Nếu để đứa bé chơi một mình hoặc coi tivi suốt, không có ai xung quanh thì người lớn đã tước mất điều kiện giúp trẻ hình thành ngôn ngữ. Cũng như những hành vi khác ở trẻ, sự phát triển ngôn ngữ đều phải trải qua quá trình học tập thường xuyên.

Theo BS Tiến, có rất nhiều cách đơn giản để có thể tương tác với con, ngay cả khi người mẹ khá bận rộn. Chẳng hạn, trong khi tắm cho bé, người mẹ có thể nói: Con xòe tay ra coi; mẹ móc mũi cho con nhé… Làm như vậy là đã tạo ra bối cảnh rất tốt để trao đổi với bé – miễn sao bé không có vấn đề gì về não.

Can thiệp sớm

BS Tiến cho hay, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy não của trẻ dưới 6 tuổi chưa hoàn thiện nhưng lại có khả năng nghe rồi dần dần học cách giải mã ngôn ngữ. Từ 6 tuổi trở đi, trẻ có bộ não tương tự người lớn và khả năng giải mã tự nhiên này sẽ biến mất. Vì vậy, người mẹ nên thiết lập “quan hệ sớm mẹ-con”, nói chuyện với trẻ ngay từ những ngày đầu tiên bé được sinh ra chứ không phải đợi cho đến khi trẻ biết nói. Khi giúp trẻ chậm nói, theo BS Tiến, người lớn đừng quên vừa nói vừa biểu cảm, ra điệu bộ (trẻ khiếm thính càng cần nhiều điệu bộ) bởi các thông điệp trong giai đoạn đầu của trẻ chủ yếu là phi ngôn ngữ. Còn khi người lớn đơn thuần nói như một cái máy, đứa trẻ có nguy cơ bắt chước như một con vẹt.

“Nếu đứa trẻ có vấn đề chậm nói hoặc có bệnh lý gì đó làm chậm phát triển ngôn ngữ thì cần nhớ ba chữ: can thiệp sớm” – BS Tiến nhấn mạnh. Theo đó, sớm nhất là giai đoạn dưới 3 tuổi, còn nếu không kịp thì cũng không nên để quá 6 tuổi. Và sự can thiệp cần được kết hợp từ nhiều góc độ: y khoa, tâm lý, giáo dục.

Nguồn: suckhoehoanmy