Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 3

Số lượt truy cập: 407439

KỸ THUẬT TƯƠNG TÁC VỚI TRẺ

31/07/2020

Số lượt xem: 2814

            

          Mục tiêu của kỹ thuật này là tăng tương tác của trẻ đối với bạn, điều này rất quan trọng, trẻ chỉ học được khi tham gia vào các hoạt động tương tác. Kỹ thuật này chú trọng đến sự chú ý của trẻ vào bạn hay một sự vật khác một cách tự giác, hoặc khiến trẻ giao tiếp với bạn một cách tự giác, giúp trẻ tự khởi sướng - bắt đầu vào việc tham gia giao tiếp với bạn.

 

 

Tại sao lại chú trọng vào việc tương tác với trẻ?

          Một số trẻ tự kỷ rất ít khi giao tiếp. Trẻ không tự giao tiếp sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cá nhân, đặc biệt là khi trưởng thành. Nếu trẻ không giao tiếp một cách tự giác (và tự mình) thì trẻ sẽ không bao giờ tham gia vào các hoạt động giao tiếp xã hội một cách thực sự. Có thể đạt được mục tiêu này bằng cách để trẻ dẫn dắt và tích cực đáp lại những gì trẻ làm. Việc bạn đáp lại có thể cho trẻ thấy rằng, lời nói và hành động của trẻ có ý nghĩa và có hiệu quả trong việc khiến cho nhu cầu của trẻ được đáp ứng. 

 

                 

Hình ảnh: Buổi học của bé tại Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Hải Dương

Những kỹ thuật dạy trẻ tương tác

  •          + Làm theo sự dẫn dắt của trẻ
  •          + Bắt chước
  •          + Minh họa bằng cử chỉ điệu bộ
  •          + Làm mẫu và phát triển ngôn ngữ
  •          + Những vật cản thú vị
  •          + Chơi luân phiên bình đẳng
  •          + Dẫn dắt để trẻ tiếp tục hứng thú giao tiếp

Các bước thực hiện:

     Bước 1: Dùng kỹ thuật 'Làm theo sự dẫn dắt của trẻ'

  • Kỹ thuật dạy có tính chất tương tác đầu tiên là hãy theo sự dẫn dắt của trẻ. Điều này có nghĩa là bạn để cho trẻ lựa chọn đồ chơi hoặc hoạt động. Điều này sẽ đảm bảo cho trẻ sẽ có hứng thú và động lực. Khi bạn tự đặt mình vào tầm nhìn của trẻ, đối diện với trẻ và tham gia chơi cùng trẻ.

     Bước 2: Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào giao tiếp

  • Bạn có thể tạo ra cơ hội cho trẻ tham gia hoặc giao tiếp với bạn bằng cách áp dụng một hay nhiều kỹ thuật tương tác. Mỗi kỹ thuật là một cách tham gia vào chơi cùng trẻ và khuyến khích trẻ mời bạn tham gia theo một cách nào đó. Hãy bắt chước trẻ, Minh họa bằng cử chỉ điệu bộ (Hãy biết chơi sinh động), Làm mẫu và Phát triển ngôn ngữ (Mô tả và bình luận về trò chơi của trẻ) là những kỹ thuật đầu tiên mà bạn sẽ áp dụng để khiến trẻ tham gia giao tiếp với bạn. Nếu như những kỹ thuật này không giúp cho trẻ ghi nhận sự có mặt của bạn thì một trong ba kỹ thuật dạy tương tác khác có thể áp dụng: Những vật cản thú vi, Chơi Luân phiên bình đẳng và Dụ dỗ bé giao tiếp. Các kỹ thuật này tạo ra các tình huống trong đó trẻ sẽ muốn một điều gì đó gắn với bạn. Để có được điều mình muốn - hoặc tránh những điều bé không muốn  (Những vật cản thú vị) - thì con phải giao tiếp với bạn.

     Bước 3: Đợi trẻ tham giao hoặc giao tiếp

  • Sau khi áp dụng một kỹ thuật dạy tương tác, bạn đợi xem trẻ có ghi nhận sự có mặt của bạn hay giao tiếp với bạn theo một cách nào đó không, với một số trẻ thì điều này chỉ là một thoáng giao tiếp bằng mắt hoặc một sự thay đổi tư thế cơ thể. Với những trẻ khác, có thể là điệu bộ ( như chỉ với tay,...), một sự thể hiện cảm xúc (Mỉn cười, phản đối,... ) lời nói, những cố gắng nói thành lời (phát âm gần giống thành lời), hoặc âm thanh. Học cách trẻ tự giao tiếp hiện nay và từ đó phát triển giao tiếp kỹ năng với trẻ. 

     Bước 4: Đáp lại hành vì của trẻ

  • Khi hành vi có ý nghĩa, làm theo hành vi, và thể hiện cho trẻ thấy những hành vi mà bạn muốn trẻ áp dụng. Khi con ghi nhận sự có mặt của bạn, hãy đáp lại hành vi có ý nghĩa của trẻ - mặc dù dường như trẻ có thể không có ý định rõ ràng. Ví dụ: Nếu trẻ kêu lên 1 tiếng phản hồi, hãy hiểu rằng điều này là yêu cầu bạn dừng lại việc bạn đang làm. Hãy nghe theo - và đồng thời lúc đó bạn hãy nói 'Dừng lại''hoặc 'Mẹ ơi, [ba ơi] dừng lại'. Làm như vậy để trẻ thấy rằng âm thanh của trẻ có ý nghĩa và đạt được hiệu quả mong muốn. Đồng thời cho con thất một các khác, phù hợp hơn để giao tiếp cùng một ý nghĩa. Bạn vẫn kiểm soát động hành vi nào là được chấp nhận và không được chấp nhận từ trẻ. Không nghe theo các hành vi xấu của trẻ.

Ví dụ:

     Bốn bước cho việc áp dụng các kỹ thuật dạy có tính tương tác: Bắt đầu tình huống là Sarah đang ăn trưa

          Hành động 1: Mẹ ngồi cùng với Sarah khi bé ăn trưa (Kỹ thuật Hãy theo sự dẫn dắt của trẻ)

          Hành động 2: Mẹ cho Sarah thấy nước quả (Tạo cơ hội cho con giao tiếp)

         Hành động 3: Mẹ đợi Sarah khởi xướng việc giao tiếp (Đợi con tham gia giao tiếp), Sarah với tay lấy cốc nước quả.

         Hành động 4: Mẹ đưa cốc nước quả cho Sarah (Đáp lại hành vi của con khi hành vi có ý nghĩa, làm theo hành vi của con) trong khi mẹ chỉ vào cốc nước và nói 'Nước quả' (Thể hiện cho con thấy những hành vi của bạn muốn con áp dụng).

Lưu ý:

          Việc với tay không phải là hành vi mẹ muốn Sarah giao tiếp. Mẹ có thể muốn bé nói một từ hoặc chỉ tay. Nhưng việc Sarah với tay lấy nước quả là một hành vi tự giác, và đó chính là mục tiêu của các kỹ thuật dạy có tính tương tác. Do đó mẹ của Sarah đáp lại hành vi của con như một hành vi có ý nghĩa, và mẹ làm theo ý nghĩa hành vi đó của Sarah đáp lại hành vi của con như một hành vi có ý nghĩa, và mẹ làm theo ý nghĩa  hành vi đó của Sarah là đưa bé cốc nước quả.