
Bốn giác quan đầu tiên trong hệ thống 12 giác quan được biết đến như là giác quan nền tảng. Đây là 4 giác quan quan trọng nhất trong giai đoạn trẻ từ 0-7 tuổi, cung cấp nền tảng cho sự phát triển các giác quan ở bậc cao hơn khi trẻ trưởng thành. Giáo dục Steiner cho biết tất cả những vấn đề mà trẻ vị thành niên ngày nay đang gặp phải như khó khăn trong học tập, tâm lý cảm xúc bất ổn, khó khăn trong giao tiếp xã hội... đều có nguồn gốc từ việc mất cân bằng các giác quan nền tảng ở giai đoạn 0-7 tuổi, do vậy, người lớn cũng có thể giúp trẻ bằng cách củng cố lại 4 giác quan nền tảng này.
I. 12 giác quan tổng thể con người về vật lý và tinh thần
Giác quan nền tảng để trẻ nhận thức về bản thân mình bao gồm:
-
- Giác quan xúc chạm (touch)
-
- Giác quan sức sống (life sense),
-
- Giác quan chuyển động (movement)
-
- Giác quan cân bằng (balance)
Giác quan về tâm hồn, trẻ dùng để nhận thức về thế giới, bao gồm :
-
- Khứu giác (smell)
-
- Vị giác (taste)
-
- Thị giác (vision)
-
- Nhiệt độ (warmth)
Giác quan tinh thần, trẻ dùng để nhận thức về mối quan hệ giữa mình với những người khác, bao gồm :
-
- Lắng nghe (hearing)
-
- Ngôn ngữ (word)
-
- Tư duy (thought)
-
- Cái tôi (ego)
II. CHĂM SÓC 4 GIÁC QUAN NỀN TẢNG TRONG GIAI ĐOẠN 0-7 TUỔI
Từ 0-7 tuổi, trẻ sẽ hoàn thiện các giác quan nền tảng để hiểu về chính mình. Trong 7 năm đầu này, bố mẹ có vai trò rất lớn, quyết định môi trường mà trẻ sống, trải nghiệm mà trẻ có.
1. GIÁC QUAN XÚC CHẠM:
Làn da là bộ phận bao bọc toàn bộ cơ thể của chúng ta, phân biệt giữa bên ngoài và bên trong cơ thể. Làn da không chỉ bảo vệ về vật lý mà còn có nhiệm vụ cho trẻ hiểu biết giới hạn của cơ thể mình, cho trẻ học cảm giác về sự kết nối. Giác quan này sẽ hoàn thiện khi trẻ khoảng 3,5 tuổi. Ngay từ khi ra đời mà trẻ không được ôm ấp đủ (như trường hợp em bé sinh non, em bé thiếu bố hoặc mẹ) hoặc, ở thái cực ngược lại, bị động chạm quá mạnh và thô bạo (như bị đánh, bị kéo khi đi, bị giữ đầu khi ăn...) đều gây ra tổn thương cho giác quan xúc chạm.
Để chữa lành cho giác quan xúc chạm : Bố mẹ hãy dành thời gian ôm ấp, đáp lại ngay khi trẻ đưa ra tín hiệu cần bố mẹ. Chọn cho bé trang phục có chất liệu tự nhiên, mềm mại. Tránh cho bé bị thương ngoài da bằng cách bo tròn góc giấy, các góc bàn... Tạo ra bầu không khí yên ả.
2. GIÁC QUAN SỨC SỐNG:
Giác quan sức sống sẽ cho đứa trẻ một giới hạn về sự an toàn, cho trẻ cảm giác đau, không đau, ổn, không ổn, buồn, hay vui... Giác quan sức sống hoàn thiện khi trẻ khoảng 4 tuổi. Dưới 4 tuổi, toàn cơ thể của trẻ là giác quan sức sống. Cơ thể sức sống thể hiện ở ánh mắt, gương mặt, sự lưu thông máu trên da, ngũ tạng.
Giác quan này sẽ bị tiêu hao trong môi trường không có nhịp điệu như giờ sinh hoạt của trẻ không cố định, trẻ phải di chuyển nhiều trên đường... Đặc biệt, giai đoạn trẻ từ 0-7 tuổi không nên học một cách hàn lâm vì việc học tiêu tốn rất nhiều năng lượng, trong khi cần ưu tiên năng lượng cho sức sống.
Rất nhiều phụ huynh đang hiểu sai về 'Giáo dục sớm'. Định nghĩa chính xác của từ 'Education for early childhood' là giáo dục dành cho độ tuổi nhỏ, không phải là giáo dục mọi thứ sớm hơn. Thế nhưng vì bị hiểu sai nên ngày càng có nhiều trẻ phải đi học sớm: học đàn, học múa, học toán, học chữ... chỉ tạo ra những cơ thể và tinh thần phát triển không lành mạnh.
Việc học sớm làm cho đứa trẻ mất rất nhiều năng lượng và thời gian mà không làm cho trẻ thông minh hơn. Ví dụ trẻ học chữ từ 2 tuổi thì mất khoảng 2 năm sau (khi 4 tuổi) trẻ có thể biết đọc chữ, còn trẻ học chữ từ 6 tuổi (vào lớp 1) thì chỉ khoảng 1 học kỳ là trẻ đọc được.
Để chữa lành cho giác quan sức sống : bố mẹ cho trẻ một cuộc sống thư thả, chậm rãi, chớ vội vàng vì bất kì lý do gì.
3. GIÁC QUAN CHUYỂN ĐỘNG:
R. Steiner tin vào năng lực vận động tự khai mở của trẻ, ông nói rằng: 'SỰ TỰ BẮT ĐẦU trong việc khám phá vận động cung cấp một điều gì đó rất cần thiết cho quá trình trở thành một con người. Nó không thuần túy là kỹ năng vật lý, nó còn thuộc về chiều sâu tâm thức... Thông qua vận động, trẻ xác lập vị thế của mình trong không gian và trong mối liên hệ với mặt đất rắn. Điều này dẫn trẻ đến cảm giác về vị trí trung tâm và vị trí đứng thẳng. Đứa trẻ trong 'trận chiến' với cơ bắp nhằm điều khiển cơ thể mình, một cách vô thức đã trở thành công cụ cho Ý CHÍ. Một đứa trẻ được vận động tự do, học cách cảm nhận sự vững chãi của mặt đất, sự đứng vững yên ổn và định vị vị thế của mình một cách chắc chắn sẽ hoà nhập vào thế giới với đầy lòng tự tin.
Quả thực, nếu một đứa tr�� được cho cơ hội để phát triển tự nhiên, trẻ sẽ tập bò, sẽ tập viết... sẽ làm được mọi thứ với sự khéo léo và cẩn trọng của một nhà khoa học! cùng với ý chí tuyệt vời của một vận động viên Olympic!
Ngược lại, quá nhiều thiết bị hỗ trợ và can thiệp của thời hiện đại có thể khiến trẻ 'trốn bò', 'trốn lẫy' hay 'biết đi sớm' ... Có sao đâu vì cuối cùng đều là biết đi mà??? như nhiều người vẫn sẽ nói.
Tuy nhiên, quá trình trẻ phát triển từ nằm ngửa - lẫy - trườn - bò - ngồi - đứng rồi chạy đi chỉ trong khoảng 15 tháng đầu đời quả là một kì tích, một quá trình phức tạp và cũng rất đỗi tự nhiên! Nếu thuận tự nhiên, mọi trẻ đều sẽ trải qua các mốc như vậy để đi được.
Mỗi một giai đoạn đều có ý nghĩa đặc biệt của nó, từ phát triển kĩ năng, sức mạnh, cho tới tiềm thức nữa - một đứa trẻ cố gắng để bò, rồi ngã ngày này qua ngày khác là một đứa trẻ có ý chí!
4. GIÁC QUAN CÂN BẰNG:
Giác quan cân bằng cho trẻ cảm giác về mối liên hệ của trẻ với mặt đất, ngoài ra, còn là cân bằng về tinh thần.
Các giác quan về tâm hồn: Để hoàn thiện các giác quan này, trẻ cần được chơi tự do, làm việc một mình, sống trong thiên nhiên.
Các giác quan về tinh thần: cho đứa trẻ khả năng hiểu về mình trong mối quan hệ với người khác. 4 giác quan nền tảng có mối quan hệ mật thiết với 4 giác quan tinh thần:
-
- Chúng ta chỉ hiểu được người khác khi hiểu chính mình (Touch – Ego)
-
- Chúng ta chỉ học được khi không bị căng thẳng, mệt mỏi (Life sense – Thought)
-
- Chúng ta chỉ có thể lắng nghe người khác, hiểu người khác tốt nhất khi bản thân đang trong trạng thái cân bằng, tỉnh táo, không giận dữ, lo lắng (Balance – Hearing).
-
- Người có chuyển động linh hoạt tự nhiên thì cũng giỏi hiểu ngôn ngữ, cử chỉ của người khác (Movement - Word).