Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 3

Số lượt truy cập: 409559

CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI VÀ CÁCH XỬ LÝ

10/08/2020

Số lượt xem: 2624

CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI VÀ CÁCH XỬ LÝ

I.Các nguyên nhân khiến trẻ chậm nói 

          Mặc dù trẻ chậm nói đều là dấu hiệu của một vấn đề y tế liên quan đến thể chất và tâm lý. Nhưng một số em bé chậm nói có thể là chịu chứng của một hoặc nhiều bệnh lý có liên quan và cần được điều trị.

 

                      

 Hình ảnh: Nguồn Internet

1. Rối loạn ngôn ngữ:

          Là một tình trạng phổ biến ở trẻ chậm nói, nó là một dạng khuyết tật về chí tuệ có liên quan đến não bộ. Những em bé rối loạn ngôn ngữ có thể gặp khó khăn khi tạo ra âm thanh, sử dụng âm thanh để giao tiếp hoặc hiểu người khác nói gì.

2.Các vấn đề về thính giác:

          Trẻ bị điếc thường kèm theo câm, thính giác là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Một đứa trẻ bị điếc sẽ có nguy cơ cao không phát triển ngôn ngữ và trở thành người câm. Nếu thính giác của bé kém, tương tự bé có thể gây ra việc chậm nói.

          Thính giác có thể dễ dàng kiểm tra tại nhà[1]. Hãy thử và xem nó có phải là nguyên nhân gây ra vấn đề.

3.Sự bất ổn về trí tuệ: 

Là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chậm nói mặc dù nó ít khi gây mất hoàn toàn khả năng ngôn ngữ.

4.Môi trường xung quanh không có ngôn ngữ:

          Nếu một em bé sống trong môi trường mà không nghe thấy tiếng nói xung quanh, đương nhiên em bé không thể phát triển ngôn ngữ theo đúng cách. Điều này cũng liên quan đến các vấn đề tương tác giữa em bé và người xung quanh. Nếu cha mẹ hoặc người tiếp trực tiếp chăm sóc trẻ là người câm, người ít nói,... nó cũng ảnh hưởng nhất định đến thời gian cần thiết để phát triển ngôn ngữ của trẻ.

5.Trẻ sinh non:

          Trẻ em sinh non có nguy cơ cao hơn trẻ em sinh đủ tháng về vấn đề chậm phát triển nói chung và chậm nói nói riêng.

6.Rối loạn xử lý thính giác:

          Em bé vẫn có thể nghe tốt, nhưng nếu âm thanh không được giải mã đúng cách cũng sẽ dẫn đến sai lệch hiểu biết của en bé về ngôn ngữ. Bé vẫn đang nói, chẳng qua là bạn không thể nghe hiểu mà thôi.

7.Các bệnh lý liên quan thần kinh:

          Bại não, chấn thương sọ não, loạn dưỡng cơ và nhiều bệnh lý liên quan đến thần kinh khác có thể ảnh hưởng đến các cơ cần thiết cho việc phát âm điển hình như cơ lưỡi.

8.Tự kỉ

          Tự kỉ có ảnh hưởng đến giao tiếp bao gồm cả việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ em.

9.Mâu thuẫn chọn lọc:

          Là khi em bé nói bình thường nhưng lại không nói gì cả trong một địa điểm hoặc môi trường nhất định (Thường là trường học).

10.Apraxia ngôn luận:

          Là một dạng rối loạn ngôn ngữ cơ thể, trẻ gặp khó khăn trong việc sắp xếp câu chữ, âm thanh nói ra cũng bị bóp nói giống như nói ngọng. 

II.Phải làm gì khi trẻ chậm nói?

          Điều quan trọng là cha mẹ phải nhận biết được tình trạng chậm nói là có liên quan hay không liên quan đến các bệnh lý đã nêu bên trên.

          Nếu con của bạn vẫn phát triển tốt các hoạt động giao tiếp với bạn hoặc người xung quanh như cười, chỉ trỏ, cùng chơi một món đồ chơi, phản ứng lại khi bạn gọi tên, bạn hát hoặc múa,... và không có các dấu hiệu bất thường thì không phải là một vấn đề đáng lo ngại. 

          Có thể em bé chỉ tập trung nguồn lực vào để phát triển các kỹ năng khác mà bé thấy hứng thú hơn khi vẽ, chạy nhảy, múa,... hoặc chỉ đơn giản là bé không cảm thấy hứng thú với ngôn ngữ. 

          Chậm nói do các nguyên nhân này sẽ được cải thiện theo thời gian. Bạn chỉ cần thúc đẩy nó bằng việc tương tác nhiều hơn với trẻ em bằng lời nói hoặc cho bé sinh hoạt trong các môi trường cộng đồng phù hợp như trường mầm non.

[1] Kiểm tra thính giác cho trẻ tại nhà:

  •           + Một đứa trẻ 0 đến 1 tuổi không chú ý đến âm thanh lớn đột ngột. Đứa bé không nao núng sợ hãi, không tìm kiếm nguồn âm thanh.
  •           + Từ 3 tháng trở nên em bé không đáp lại giọng nói của mẹ, bố, anh, người chăm sóc trực tiếp cho bé
  •           + Lúc 4 tháng không phản ứng với giọng nói của người khác, với âm thanh của đồ chơi.
  •           + 6 tháng không có dấu hiệu đi, bò.
  •           + 1 năm bé không rên rỉ, không phát ra âm và âm tiết.
  •           + Trong 2 năm không có từ ngữ tối thiểu.
  •           + Trẻ xem cái gì đó cố gắng bật âm thanh to hơn.

Nguồn: Sưu tầm Internet