Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 2

Số lượt truy cập: 407101

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý TRONG VIỆC PHÁT HIỆN TRẺ CHẬM NÓI

09/10/2018

Số lượt xem: 1166

Trẻ chậm nói là khi khả năng ngôn ngữ chậm và kém hơn so với mốc phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ. Nhiều gia đình chủ quan nhưng cũng có các gia đình lại lo lắng quá mức.
Nhiều gia đình đưa con đến trung tâm khi con bắt đầu vào học lớp 1, thậm chí đã học lớp 2, lớp 3… nhưng khả năng ngôn ngữ của con chỉ tương đương với trẻ 3 tuổi…Khi cha mẹ thấy không thể “chờ để con có thể nói bình thường như các bạn khác được nữa” thì lúc đấy con đã 7 tuổi, 8 tuổi rồi…Như vậy, đồng nghĩa với việc cha mẹ đã bỏ qua thời gian can thiệp quan trọng cho con. 
Chậm nói sẽ làm chậm phát triển ngôn ngữ diễn đạt cũng như ngôn ngữ nghe – hiểu, ngôn ngữ là vốn liếng giúp cho bé thành công trong việc học.
Trẻ chậm nói có hai khả năng: chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ. Vậy, là cha mẹ, chúng ta cần làm gì khi thấy con mình chậm nói hơn so với các bạn cùng tuổi

 Đầu tiên, cha mẹ cần đưa con đến những nơi uy tín để được đánh giá, xác định tình trạng chậm nói của con
Và cha mẹ cần có kiến thức, cần tham gia vào quá trình dạy con, cha mẹ cần được tư vấn, đọc tài liệu, tham gia hội thảo…Cha mẹ luôn là người tích cực và nuôi dạy con hiệu quả nhất!
 Cha mẹ cần tìm hiểu các mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ để có thể nhận biết được con của chính mình có đang phát triển ngôn ngữ 1 cách bình thường hay không. 
 Để có thể có những can thiệp kịp thời, không để bé bị chậm phát triển về ngôn ngữ, chúng ta phải phát hiện sớm, kiến thức về quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp bằng lời nói sẽ giúp cho phụ huynh biết trẻ của mình đang ở đâu – bình thường hay chậm hơn so với chuẩn. Quá trình phát triển nghe – nói được xây dựng từ lúc trẻ còn rất nhỏ, và từng giai đoạn nếu trẻ có biểu hiện phát triển chậm hoặc không phù hợp là cần phải can thiệp chứ không chờ đến 3-4 tuổi hay 7 tuổi, 8 tuổi….


📚 Dưới đây là các dấu hiệu báo động mà phụ huynh chúng ta nên lưu ý nhé:
📌0- 12 tháng

🔸 Không bập bẹ: bập bẹ là trẻ có thể phát ra một chuỗi các âm thanh như “baba”, “măm măm”
🔸 Không bắt chước động tác hoặc âm thanh con vật, đồ vật như ò ó o (tiếng gà gáy), gâu gâu (tiếng chó sủa), um – bò ( tiếng bò kêu).
🔸 Khó cho ăn (6-12 tháng): chỉ bú bình, không thể đút muỗng.
🔸 Không cùng chú ý: không nhìn theo hướng ba/mẹ muốn chỉ trỏ cho bé thấy.
🔸 Không đáp ứng khi gọi tên: khi bé được 6 tháng tuổi, gọi tên bé biết quay lại.
🔸 Có bệnh sử nhiễm trùng tai, viêm tai giữa tái đi tái lại.
📌1- 2 tuổi
🔸 Giới hạn từ vựng (2 tuổi có khoảng 250 từ): vốn từ diễn đạt rất ít, chỉ dùng được vài từ để giao tiếp.
🔸 Không thể nghe – hiểu làm theo một yêu cầu đơn giản, ví dụ “Đưa mẹ gấu bông!”.
🔸 Nói lắp thường xuyên.
🔸 Có những kiểu chơi rập khuôn lặp đi lặp lại, khác thường, ví dụ như chơi quay quay bánh xe đồ chơi, ít tương tác với mọi người xung quanh.
🔸 Khó cho ăn.
📌2-3 tuổi
 Không nói được cụm từ 2-3 từ, ví dụ “Ba đi chơi!”.
 Người lạ chỉ hiểu được 50% những gì bé nói.
 Nói lắp.
 Không làm theo lời hướng dẫn.
 Có những kiểu chơi khác thường, tương tác xã hội kém.
📌3-4 tuổi
 Không nói được câu 4-5 từ ví dụ” Con muốn đi chơi”.
 Lời nói khó hiểu với ba mẹ
 Không thể trả lời một số câu hỏi.
 Không làm theo lời hướng dẫn.
 Có những kiểu chơi bất thường, tương tác xã hội kém.
 

Nguồn: ST