Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1

Số lượt truy cập: 408990

CHƠI VỚI TRẺ

24/03/2020

Số lượt xem: 1535

CHƠI VỚI TRẺ 

Chơi là gì?

Tưởng đơn giản mà gian nan không tưởng khi định nghĩa về chơi. Cho trẻ chơi sao cho khoa học,...

 

Phân loại trò chơi?

  •      + Chơi khám phá
  •      + Chơi độc lập
  •      + Chơi quan sát
  •      + Chơi song song
  •      + Chơi kết hợp
  •      + Chơi hợp tác

 

                

Hình ảnh: Trẻ cùng cô giáo tại Trung tâm Giáo dục đặc biệt Hải Dương

Chơi khám phá

          Chơi khám phá là giai đoạn khởi đầu của chơi khi mà trẻ ' khám phá' đồ vật hơn là chơi với chúng. Chơi với khám phá đơn thuần là cách mà trẻ tìm hiểu về các điểm cơ học của đồ vật bằng cách cầm nắm, ném, đập, hay cho đồ chơi vào miệng. Đây là khi trẻ học được rất nhiều về hình dạng, màu sắc, độ nặng nhẹ, kết cấu cảm giác bề mặt của đồ vật. Nhiều trẻ có rối loạn phát triển thường “kẹt” ở mức độ chơi này mà không phát triển lên các mức độ chơi cao hơn, đó là một trong các lý do trẻ thích nhìn đồ vật quay vòng, ánh sáng nhấp nháy, cho đồ vật vào miệng dù là đồ không ăn được hay thích ném đồ tạo tiếng kêu,…

Chơi độc lập 

          Chơi độc lập là đúng như tên gọi của nó mô tả giai đoạn trẻ thích chơi một mình. Vì sao chơi một mình lại quan trọng? Nó giúp trẻ hình thành sự tự chủ, tự làm mình bận rộn với những điều khiến bản thân mình thích thú. Kiểu chơi này đặc biệt phổ biến ở trẻ 2 - 3 tuổi, độ tuổi mà trẻ còn rất tập trung vào bản thân mình và các kỹ năng tương tác xã hội còn chưa phát triển đầy đủ.

Chơi quan sát

          Chơi quan sát là khi trẻ quan sát bạn hay các anh chị lớn hơn chơi với nhau mà không thực sự 'hành động' để tham gia vào cùng trò chơi. Đây là cơ hội để trẻ phát triển ngôn ngữ (Bằng cách nghe từ trẻ khác) và ngấm dần các quy tắc xã hội được thể hiện trong trò chơi. Kiểu chơi này thường thấy ở các trẻ nhỏ tuổi hơn trong nhóm chơi của các trẻ lớn hoặc một trẻ mới tham gia và nhóm. Lúc này trẻ cần, quan sát để hiểu quy tắc trò chơi và tương tác giữa các thành viên trong nhóm trước khi tham gia vào chơi.

Chơi song song

          Chơi song song là  khi 2 trẻ ngồi cạnh nhau, có thể chơi cùng một trò chơi (xếp hình, vẽ tranh,...) nhưng hai trẻ chơi một cách độc lập theo kiểu 'Việc ai người ấy làm'. Đừng hiểu là trẻ không chơi với nhau nhé! Đây là kiểu chơi rất phổ biến ở trẻ tầm 3 tuổi. Dù 2 trẻ trông gần như không liên quan đến nhau nhưng 2 trẻ quan sát và bắt chước hành động của nhau. Đây là nền tảng cho các mức chơi cao hơn sau này.

Chơi kết hợp

          Khá tương đồng với chơi song hành ngoại trừ việc đang chia sẻ và thực hiện cùng hành động mà bạn mình đang làm như hai ba trẻ cùng chơi xếp tòa tháp từ 1 bộ xếp hình. Mặc dù mỗi trẻ tự xây tòa tháp của riêng mình, các bé hỗ trợ nhau và giúp đỡ nhau khi có thể. Kiểu chơi này đặt nền tảng cho những kỹ năng quan trọng trong sự phát triển tư duy (làm sao chỉ xây ngần này tòa tháp với chỉ ngần này mảnh ghép khi mà bạn đã lấy phần còn lại) xã hội hóa (thương thiết để có mảnh mình cần và đổi lại cho bạn mảnh ghép mà bạn muốn) và ngôn ngữ của trẻ (qua trò chuyện, trẻ học từ vựng và các cách diễn đạt từ nhau).

Chơi hợp tác

          Là mức phát triển cao của chơi, khi mà trẻ phối hợp tất cả  các kỹ năng từ các giai đoạn trước để cùng nhau tham gia vào một trò chơi và cùng nhau sáng tạo ra cách chơi/quy luật chơi mới cho trò chơi đó tùy theo tình huống cụ thể. Đó có thể là xếp hình khi mỗi trẻ tham gia vào xây dựng một phần khác nhau, bạn xây nhà, bạn xây ô tô, bạn xây đường,... và trao đổi với nhau cũng như phân công rõ ràng để cả nhóm chung sức tạo nên một thành phố tương lai. Hoặc khì trẻ tham gia vào các trò chơi vận động thể chất có quy luật - bịt mắt bắt dê, đồ cứu,... 

          Thường các trẻ có rối loạn sẽ dừng ở mức chơi khám phá hoặc cao hơn một bậc là chơi một mình vì các con khó khăn trong việc bắt chước, chia sẻ chú ý và đợi tới lượt chơi.

          Nắm vững các kiểu trò chơi sẽ giúp phụ huynh nhìn ra được con mình đang ở giai đoạn nào và hỗ trợ con để con phát triển kỹ năng lên mức cao hơn.

Nguồn Internet