Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 7

Số lượt truy cập: 407402

TRẺ CHẬM NÓI

01/09/2022

Số lượt xem: 954

TRẺ CHẬM NÓI

💥 CHẬM NÓI
     🌞 Chậm nói là một dạng rối loạn ngôn ngữ của rối loạn phát triển (tăng động giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỉ).
     🌞 Chậm nói biểu hiện ở việc trẻ chưa nói được, hoặc số lượng từ vựng chưa đạt so với độ tuổi sinh học, hoặc chưa biết dùng từ/câu đúng hoàn cảnh, thậm chí, trẻ trước đây đã có thể nói được nhưng khả năng ngôn ngữ bị thoái lui dần đi, gọi là “thoái triển ngôn ngữ”. 
     🌞 Theo các nghiên cứu, vùng thùy trán - nơi quyết định việc tạo lời nói của trẻ thường nhỏ hơn, lượng máu được vận chuyển đến thùy trán cũng ít hơn. 
     🌞 Ngoài chức năng ngôn ngữ, thùy trán còn là nơi kiểm soát các chức năng khác như hành vi, lập kế hoạch, động lực, trí nhớ ngắn hạn và duy trì sự tập trung. Vì thế, trẻ rối loạn phát triển không chỉ có vấn đề với ngôn ngữ mà thường có vấn đề với hành vi, trí nhớ ngắn hạn và duy trì sự tập trung.
💥 NGUYÊN NHÂN 
      🌞 Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình từng có người bị rối loạn tâm thần thì trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc hội chứng này cao hơn.
      🌞 Gặp bất thường về cấu trúc não: Kích thước của một số khu vực vỏ não trước trán, vùng nhân đuôi, tiểu não có một sự khác biệt nhỏ hơn so với bình thường.
      🌞 Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh: Chủ yếu thiếu GABA (gama amino butyric acid), đây là một chất dẫn truyền ức chế vô cùng quan trọng.
      🌞 Yếu tố dinh dưỡng: trong quá trình mang thai, mẹ sử dụng chất kích thích, mẹ gặp vấn đê với dinh dưỡng, chế độ ăn của bé thiếu hụt các dưỡng chất: acid béo, kẽm, hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt.